Bất ngờ trước những hành vi làm hỏng mắt kính mà bạn vẫn vô tình thường làm

Một chiếc mắt kính đẹp và bền là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, một số việc làm thường ngày mà bạn cứ nghĩ là bình thường lại có thể gây tổn hại cho chiếc kính mắt. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn biết được những hành vi có thể khiến cho chiếc kính mắt của bạn nhanh hỏng như thế nào để tránh và cách vệ sinh, bảo quản kính đúng cách.

Những hành vi khiến mắt kính nhanh hỏng

Tháo, đeo mắt kính bằng 1 tay

Thói quen gây ảnh hưởng tai hại nhất đến độ bền của gọng kính chính là việc chỉ dùng 1 tay để đeo và tháo kính. Hành vi này có thể làm cong gọng kính, ảnh hưởng đến trọng tâm của kính. Từ đó làm giảm độ bền của kính mắt và ảnh hưởng đến thị lực.

Gài kính lên tóc

Một số người thích gài kính lên tóc để tạo về sành điệu và gợi cảm. Nhưng đây lại là hành vi tác động xấu đến mắt kính của bạn. Việc gài kính lên tóc không chỉ làm cong phần gọng, mà kính còn có thể bị tuột và rơi khỏi tóc lúc nào không hay, khiến kính bị xước hoặc gãy.

cài mắt kính lên tóc gây cong kính

Chạm tay vào mắt kính

Tay người thường có nhiều mồ hôi, bụi bẩn, thậm chí là dính dầu mỡ. Nên khi cầm vào mắt kính sẽ khiến cho bề mặt kính bị bẩn. Tệ hơn nữa là những hạt bụi có thể khiến mặt kính bị xước.

Đeo kính chơi thể thao vận động mạnh

Bạn hoàn toàn có thể đeo kính khi đạp xe hay đi bộ nhẹ nhàng. Nhưng với các môn thể thao có tính vận động mạnh như bóng đá, bóng chuyền,…thì cần thiết phải tháo bỏ kính ra. Bởi rất có thể trong quá trình hoạt động bạn bị ngã hoặc bóng đập vào kính gây hỏng kính và nguy hiểm cho người đeo.

không nên đeo mắt kính chơi thể thao

Để kính ở gần nhiệt độ cao

Phần gọng mắt kính thường bị biến dạng ở nhiệt độ 60 độ C và nóng chảy ở 1700 độ C. Do vậy, nhất định phải để kính ở xa những nơi có nhiệt độ cao như bếp gas, lò nướng,…Đồng thời không rửa kính dưới nước nóng, không xông kính trong phòng xông hơi khô, hoặc dùng máy sấy quần áo để sấy khô kính.

Để kính tiếp xúc với mỹ phẩm

Có nhiều loại mỹ phẩm chứa các chất như benzine, thinner hoặc cồn có thể gây hư hại cho cả gọng và mắt kính. Hiện tượng thường gặp nhất là tình trạng gọng mắt kính bị ăn mòn, rỗ, nứt, gãy,..Mắt kính có thể bị ố màu, biến đổi chất,….

Các bước vệ sinh mắt kính đúng cách

Thường nhiều người sẽ chỉ sử dụng khăn hoặc thậm chí là vạt áo để lau kính. Điều này không chỉ làm bụi bẩn bám thêm vào bề mặt kính, mà còn có thể làm xước mắt kính. Vì vậy không nên thực hiện các hành vi sau để vệ sinh kính mắt:

  • Lau kính bằng quần áo, giấy ăn, giấy vệ sinh: Bụi bẩn trên vải và vật liệu cứng có thể làm xước mắt kính trong quá trình lau.

  • Sử dụng nước rửa chén, xà phòng để làm sạch kính: Các chất tẩy rửa có tính khử cao này sẽ ăn mòn và làm hỏng lớp phủ bảo vệ tròng kính. Chúng sẽ làm giảm độ bền và hiệu năng bảo vệ mắt của kính.
  • Thi thoảng mới lau kính: Kính rất dễ bị bẩn, nhất là ở phần giữa tròng kính và gọng kính, nơi bản lề lò xo và mắt kính chồng lên nhau (đệm mũi). Nếu để kính bẩn quá lâu có thể khiến phần lò xo này bị gỉ và xuống cấp. Kính nhiều vết bẩn khiến kém đẹp mắt và cản trở tầm nhìn.

Cách vệ sinh kính đúng cách:

  • Sử dụng khăn lau dành riêng cho kính

Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại khăn lau kính này ở các cửa hàng kính, hiệu thuốc hay siêu thị với giá thành khá rẻ. Khi vệ sinh, xả kính dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, nếu không lớp bụi này sẽ chà xát khi lau và làm xước mắt kính. Không xả nước nhiều vào phần bản lề vì có thể gây ra gỉ sét. Dùng khăn lau kính mềm nhẹ nhàng lau 2 mắt của kính.

  • Dùng chai xịt vệ sinh kính chuyên dụng

Trên thị trường có một số loại dung dịch xịt để vệ sinh kính mắt chuyên dụng. Những loại dung dịch này đã được nghiên cứu và pha sẵn theo tỉ lệ phù hợp để làm sạch kính. Chỉ cần xịt một lượng nhỏ lên kính và lau bằng khăn mềm là bụi bẩn đã được loại bỏ hoàn toàn.

Bảo quản tròng kính mắt nâng cao tuổi thọ sử dụng

Tránh tác động mạnh lên mặt kính

Một số loại kính cao cấp có gọng dẻo có thể chịu được lực tác động lớn. Nhưng nếu để lâu hoặc lực quá lớn thì vẫn có thể khiến gọng bị cong vênh hoặc nứt gãy. Vì vậy, không tránh các tác động lực mạnh lên kính. Nếu kính bị hư hỏng nhẹ, không nên tự ý sửa chữa tại nhà. Việc tự sửa kính có thể làm kính hỏng nặng hơn.

Hạn chế dùng mỹ phẩm có chứa chất gây hại cho kính

Thị trường mỹ phẩm hiện nay đã rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, trước khi mua mỹ phẩm, hãy tìm hiểu kỹ thành phần của mỹ phẩm có gây hại cho kính mà bạn đang đeo hay không. Nếu bắt buộc phải sử dụng loại mỹ phẩm đó, thì nên lưu ý vệ sinh kính cẩn thận sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm.

Cất kính trong hộp đựng kính khi không dùng đến

Nếu không có nhu cầu đeo kính, hãy cất kính vào hộp đựng kính để tránh việc vô ý đè lên kính hoặc làm rơi, va đập và bụi bẩn gây xước và hỏng kính.

cất mắt kính vào hộp khi không sử dụng

Định kỳ bảo hành kính hàng năm

Sau mỗi 6 tháng, bạn nên quay lại nơi mua để kiểm tra kính. Cửa hàng kính sẽ kiểm tra các chi tiết, vặn chặt ốc vít hoặc thay kính nếu cần. Sau đó, họ sẽ vệ sinh kính giúp bạn. Các cửa hàng kính thường tính chi phí thấp hoặc miễn phí cho các dịch vụ này.

Cuối cùng, mọi vật dụng đều có độ bền nhất định. Hãy cố gắng tránh các hành vi khiến cho kính nhanh xuống cấp và hư hỏng. Đồng thời, nếu thấy kính không còn chuẩn, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để khám mắt và xin tư vấn về thay kính mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *